Dịch màu nâu xuất hiện khi nồng độ máu gia tăng và di chuyển về phía cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Nó khiến khu vực này thêm nhạy cảm và dẫn tới việc tiết dịch. Việc quan hệ tình dục hoặc kiểm tra cơ quan sinh sản cũng có thể gây dịch màu nâu hoặc có đốm máu nâu.
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc tiết dịch nâu khi mang thai.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch màu nâu, nhưng chủ yếu là do:
– Đó là máu thai trong những tuần đầu của thai kỳ, khi trứng được thụ tinh cấy ghép vào tử cung.
– Trong những tuần cuối thai kỳ, dịch màu nâu xuất hiện báo hiệu ngày sinh sắp đến.
Tiết dịch màu nâu khi mang thai có thể là điều bình thường, nhưng cũng có thể là do bệnh lý.
Ngoài ra, sẽ còn một số nguyên nhân khác gây dịch màu nâu trong thai kỳ:
– Quan hệ tình dục. Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung của mẹ bầu rất mềm và nhạy cảm. Việc quan hệ vợ chồng hoặc bất cứ hoạt động mạnh nào cũng có thể gây kích ứng dẫn đến tiết dịch màu nâu nhạt và gây đau nhẹ.<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->5 lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu ngày Tết
– Sảy thai: dịch nâu xuất hiện trong những tuần đầu của thai kỳ có thể là do sảy thai.
– Do cấy ghép: gần 2 tuần sau khi thụ thai, các mẹ có thể thấy một ít đốm máu cùng với các triệu chứng mang thai khác. Nó xảy ra khi phôi thai cấy vào niêm mạc tử cung, gây tiết dịch màu nâu nhẹ. Một số trường hợp còn ra máu.
– Phá thai thất bại: trong trường này, thai nhi bị chết lưu trong tử cung cũng gây ra máu nâu.
– Chửa trứng: đây là một mô bất thường giống như thai nhi phát triển trong tử cung của mẹ bầu. Nó thường bị nhầm với thai kỳ và gây tiết dịch màu nâu. Trường hợp mẹ chửa trứng phải được điều trị ngay lập tức vì nó có thể là ung thư.
– Thai ngoài tử cung: trong trường hợp này, phôi sẽ làm tổ ở ống dẫn trứng hoặc các bộ phận khác chứ không phải tử cung. Nó cũng có thể gây tiết dịch màu nâu do xuất huyết nội.
– Polyp cổ tử cung: xuất hiện những polyp bất thường trên bề mặt cổ tử cung, nguyên nhân là do nồng độ estrogen tăng. Các polyp này có thể gây đau bụng dưới, khó chịu và chảy máu bất thường.
– Nhau thai bất thường: nhau tiền đạo, đứt nhau thai đều có thể gây tiết dịch màu nâu.
– Bị HPV sinh dục: tiết dịch màu nâu cũng là một triệu chứng của HPV sinh dục. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen tăng và lưu lượng máu đến âm đạo cũng tăng.
– Bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục: nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung cũng có thể gây tiết dịch nâu bất thường.
Nếu thấy các dấu hiệu tiết dịch là bất thường như có mùi hôi, ra dịch nhiều, lẫn máu đông… mẹ bầu cần đi khám ngay.
TIẾT DỊCH NÂU KHI MANG THAI Trong tam cá nguyệt đầu tiênDù không có gì đáng ngại nhưng việc tiết dịch nâu trong 3 tháng đầu có thể là do:
– Trứng được thụ tinh đang cấp ghép vào niêm mạc tử cung.
– Do cổ tử cung nhạy cảm.
Nếu máu nâu ra nhiều, các mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Trong tam cá nguyệt thứ haiDịch nâu phổ biến trong suốt thai kỳ và trong 3 tháng tiếp theo, nguyên nhân có thể là do:
– Cổ tử cung bị kích thích
– Do đi khám thai định kỳ
– Do quan hệ tình dục
Tuy nhiên, dịch màu nâu cũng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm đường sinh dục hoặc bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Lúc này, mẹ bầu cần được thăm khám và điều trị sớm.
Trong tam cá nguyệt thứ baNguyên nhân gây dịch màu nâu trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là:
– Kích thích cổ tử cung
– Khám thai và quan hệ tình dục
– Dấu hiệu của chuyển dạ
<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->