Thai chết lưu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh cấy vào tử cung. Ngay cả trước giai đoạn này, nếu có vấn đề gì đó thì thai kỳ cũng có thể ngừng lại.
Nếu phôi thai không phát triển hoặc túi thai rỗng thì sẽ xảy ra tình trạng thai chết lưu.
Phôi thai lớn lên nhưng trong quá trình ấy lại ngừng phát triển đột ngột.
Do người mẹ không thể nhận biết được những quá trình trên nên nó gọi là thai chết lưu.
Siêu âm giúp phát hiện mẹ bầu có bị thai lưu hay không.<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->10 nguyên nhân gây đau rát vùng kín
DẤU HIỆU CỦA THAI CHẾT LƯUThai chết lưu không đi kèm với những dấu hiệu của sảy thai bình thường. Mẹ bầu bị thai lưu sẽ không có những dấu hiệu như chuột rút, chảy máu âm đạo hoặc đào thải mô bào thai ra ngoài.
Dưới đây là một vài dấu hiệu mẹ bầu bị thai lưu có thể gặp:
Nhau thai có thể vẫn tiết ra hormone mặc dù thai đã chết lưu. Vì vậy, nhiều trường hợp mẹ bị thai lưu nhưng vẫn có những dấu hiệu mang thai.
Những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tức ngực – điển hình của phụ nữ mang thai – sẽ biến mất hoàn toàn.
Mẹ có thể tiết dịch âm đạo màu nâu.
Khi siêu âm, bác sĩ không còn phát hiện được nhịp tim thai nữa. Đây được coi là dấu hiệu của thai chết lưu.
Khi bị thai lưu, những dấu hiệu có thai sớm sẽ dần biến mất hoàn toàn.
NGUYÊN NHÂN GÂY THAI CHẾT LƯUThai lưu xảy ra khi giai đoạn đầu thai kỳ gặp trục trặc:
Có thể là do số lượng nhiễm sắc thể không đúng. Một đoạn nhiễm sắc thể bị thiếu hoặc bị nhân đôi cũng có thể gây thai chết lưu. Trong trường hợp này, vật liệu di truyền mà nhiễm sắc thể mang không phù hợp với thai nhi bên trong.
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, thai chết lưu có thể do các bệnh nhiễm trùng như rubella hoặc parvovirus. Mẹ bầu có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định xem cơ thể có bị virus nào tấn công hay không.
Nếu siêu âm cho thấy mẹ đã bị thai lưu, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm lần 2 để xác định lại kết quả này.
Sau khi xác định mẹ bị thai lưu, bác sĩ sẽ làm các thủ thuật để lấy thai ra ngoài.
ĐIỀU TRỊ SAU KHI BỊ THAI LƯUKhi xác định được mẹ bầu bị thai lưu, bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật Evacuation of Retained Products of Conception (thụt rửa các sản vật thai còn sót lại) để loại bỏ tất cả các mô thai nhi khỏi tử cung. Nếu để các mô thai tồn tại trong tử cung quá lâu, nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây chảy máu nhiều. Trong trường hợp mẹ bị chảy máu dữ dội thì bác sĩ sẽ tiến hành giãn nở và nạo thai để làm sạch các mô.
Mẹ sẽ được gây mê toàn thân trước khi tiến hành thủ thuật.
Nếu bị thai lưu mẹ sẽ rất lo lắng, nhiều người sợ điều này sẽ bị lặp lại.
Các mẹ nên đợi 6-8 tuần trước khi mang thai lại lần nữa.
Sau khi bị thai lưu, các mẹ nên chờ từ 6-8 tuần mới mang thai lại.
MANG THAI SAU THAI LƯU AN TOÀNMẹ có thể chẩn đoán được thai lưu một cách dễ dàng thông qua siêu âm.
Siêu âm giúp chị em bảo vệ được những thai kỳ trong tương lai, giúp bác sĩ có những can thiệp y tế kịp thời.
Siêu âm thường xuyên đảm bảo mẹ không phải trải qua những lần phá thai muộn nguy hiểm.
Hầu hết những bất thường trong di truyền gây lưu thai đều biểu hiện ở bào thai và không thừa hưởng từ cả bố lẫn mẹ.
<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->