Khám hiếm muộn hay khám vô sinh hiếm muộn là hoạt động thăm khám để kiểm tra các vấn đề về khả năng sinh sản và hoạt động của cơ quan sinh dục. Hoạt động này cần thiết và dành cho những cặp vợ chồng sau khi kết hôn và chung sống trên 1 năm mà vẫn chưa có thai. Vấn đề khám hiếm muộn bao gồm những gì sẽ được giải đáp trong danh mục khám dưới đây.
Khám lâm sàngKhám lâm sàng là bước đầu tiên mà người đi khám sẽ thực hiện khi bước vào hoạt động khám vô sinh hiếm muộn. Trước khi vào khám, mọi người cần cung cấp các thông tin cá nhân tại quầy hướng dẫn của bệnh viện. Sau đó, bạn được gặp bác sĩ chuyên về sản phụ khoa để được trao đổi, tư vấn và giúp bác sĩ nắm bắt những vấn đề về tình hình sức khỏe của bạn hoặc cả hai vợ chồng như: thời gian kết hôn bao lâu chưa có con, có từng mắc các bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh sản không,…).
Trong khâu khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện các phần khám cần thiết sau đó. Các phần khám này bao gồm: Khám phụ khoa (cho người vợ) và khám nam khoa cho người chồng.
Sau khâu khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho cả hai vợ chồng thực hiện tiếp các biện pháp chẩn đoán khác.
Sau khâu khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho cả hai vợ chồng thực hiện tiếp các biện pháp chẩn đoán khác. Từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Các biện pháp chẩn đoán bao gồm:
– Siêu âm: Cả hai người vợ và chồng đều cần được siêu âm để chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra các bộ phận ở cơ quan sinh sản.
– Xét nghiệm máu (với cả vợ và chồng): Nhằm phát hiện HIV, HbsAg, BW; HbeAg, AST, ALT (nếu HbsAg dương tính)
– Xét nghiệm tinh dịch đồ (với người chồng).
– Chụp HSG (chụp tử cung, vòi trứng có cản quang đối với người vợ): Thông thường thực hiện HSG khi cả hai vợ chồng đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và tinh trùng của người chồng bình thường hoặc yếu nhưng trong giới hạn đủ để bơm tinh trùng.
Bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn, cách xử trí phù hợp nhất, giúp 2 vợ chồng có thể sớm thực hiện các biện pháp dẫn đến mang thai.
Xét nghiệm nội tiết – phần khám quan trọng của nữ giớiXét nghiệm nội tiết là phần khám rất quan trọng của người vợ và ảnh hưởng tới cả quá trình khám hiếm muộn. Người vợ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nội tiết với điều kiện độ tuổi lớn hơn hoặc trong khoảng 34, 35 tuổi. Nếu kinh đều, chị em lớn tuổi hiếm muộn sẽ được làm xét nghiệm FSH, LH, Estradiol, thường thực hiện vào ngày 2 vòng kinh. Nếu kinh không đều sẽ được l làm các xét nghiệm FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone…
<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->