Return to site

Viêm gan B khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm gan B khi mang thai có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người đặc biệt là những thai phụ bị viêm gan B quan tâm tìm hiểu. Vậy, bị viêm gan B khi mang thai có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này.

Viêm gan B khi mang thai có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người.

VIÊM GAN B KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Viêm gan B nếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể biến chứng thành viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bị viêm gan B khi mang thai có nguy hiểm không? Viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con. Đây là một trong 3 con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm gan B. Chính vì thế, bị viêm gan B khi mang thai khiến các thai phụ và gia đình lo lắng. Những dấu hiệu viêm gan B khi mang thai gồm: Mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da… Viêm gan B ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì và cần phải xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh.

>> Tham khảo thêm: <!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->Đặt tên con trai năm 2020

Viêm gan B nếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể biến chứng thành viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

-Nếu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi chỉ khoảng 1%.

-Nếu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi tăng lên 10-20%.

-Nếu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi có thể tăng đến 80 %

-Nếu thai phụ sinh thường (qua đường âm đạo), tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang thai nhi thậm chí lên đến 95%.

Đáng lo ngại hơn, bà bầu bị viêm gan B còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sinh non dưới 34 tuần, xuất huyết trước sinh, trẻ sơ sinh có nguy cơ suy hô hấp…

Chính vì thế, nếu bị viêm gan B khi mang thai, thai phụ cần thăm khám và theo dõi sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa gan mật và bác sĩ sản khoa giỏi.

>> Có thể bạn chưa đọc: Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ BÉ KHÔNG BỊ LÂY BỆNH TỪ MẸ?

Bà bầu bị viêm gan B còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sinh non dưới 34 tuần, xuất huyết trước sinh, trẻ sơ sinh có nguy cơ suy hô hấp…

Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ từ mẹ, trẻ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B ngay trong phòng sinh. Theo đó, khả năng bảo vệ của mũi tiêm này có thể lên đến 90%.

Nếu mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính và HBeAg âm tính, bé mới sinh cần được tiêm ngay một liều immunoglobulin và một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường. Mũi 2 tiêm vào tháng thứ 2 sau sinh và mũi thứ 3 tiêm vào tháng thứ 4.

Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính, bé mới sinh sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường. Mũi thứ 2, thứ 3 cũng được tiêm tiếp vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4.